Thứ Tư, 27 tháng 6, 2018

Đồng hồ đo áp suất gặp sự cố, nguyên nhân và cách khắc phục

Đồng hồ đo áp suất, đồng hồ đo áp lực, đồng hồ áp suât, hay đồng hồ báo áp suất là thiết bị thường được sử dụng trong các nhà máy sản xuất, các khu công nghiệp. Được lắp đặt để đo áp suất ở nhiều điều kiện khác nhau và gần như đồng hồ đo áp suất phải làm việc liên tục không ngừng nghỉ.
Đồng hồ đo áp suất đòi hỏi sự chính xác cao nhưng làm việc liên tục như vậy thì rất dễ dẫn đến hỏng thiết bị. Liệu quý khách hàng có biết nguyên nhân gây ra hỏng hóc và có biết cách khắc phục chúng??? Công ty TNHH Hakura xin chia sẻ một số nguyên nhân dẫn đến hỏng đồng hồ đo áp suất và cách khắc phục.

Người sử dụng ảnh hưởng đến Đồng hồ đo áp suất

Những nguyên nhân đầu tiên phải nói đến đó là sự tác động của con người đến thiết bị đo. Ví dụ như lắp đặt không đung quy trình, lắp đặt và vận hành sai nguyên tắc. Việc bảo trì bảo dưỡng không đúng quy cách thiếu hợp lý. Tất cả những điều trên đầu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận hành của đồng hồ đo áp lực.

Hướng khắc phục: Nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, nên hỏi tư vấn từ nhà cung cấp sản phẩm.

Đồng hồ đo áp suất bị ăn mòn

Trong môi trường làm việc có chứa hoác chất thì không thể tránh khỏi việc các thiết bị sử dụng có thể sẽ bị ăn mòn. Hầu hết các bộ phân bên trong của đồng hồ đo áp đều có tính chống ăn mòn. Tuy nhiên các bộ phân bên ngoài thì thường không được bảo vệ như vậy, dẫn đến việc sử dụng sau một thời gian thì đồng hồ bị ăn mòn và bắt đầu hư hỏng.

Hướng khắc phục: Để khắc phục vấn đề này thì nên chọn loại đồng hồ đo áp suất phù hợp với điều kiện môi trường làm việc. Và giải pháp thường được sử dụng nữa đó là sử dụng màng cách ly cho đồng hồ, phù hợp với hóa chất trong môi trường làm việc.

Tắc nghẽn đồng hồ đo áp suất

Trong những môi trường làm việc có những chất hóa học hoặc dung môi có tính kết tủa cao thì đồng hồ đo áp sau một thời gian sử dụng sẽ rất dễ bị tắc nghẽn. Điều này gây ra việc hiển thị kim báo áp suất bị sai lệch. Sự cố này cực kỳ nguy hiểm, khi đồng hồ bị tắc nghẽn thì có thể đồng hồ đo áp sẽ không báo có áp lực.Tuy vậy thực tế  khi đó trong đường ống đang chịu một áp suất rất lớn. Điều này dẫn đến việc cháy nổ, nguy cơ mất an toàn là rất lớn

Hướng khắc phục: Giống như trường hợp bị ăn mòn thì ta nên sử dụng màng cách ly cho đồng hồ đo, để tránh tình trạng kết tinh làm tắc nghẽn thì nên kiểm tra đồng hồ thường xuyên.

Ảnh hưởng của ngoại lực đến Đồng hồ đo áp suất

Khuyến cáo từ các huyên gia chỉ ra rằng phần lớn các thiết bị đo áp suất gặp hỏng hóc và sự cố là do tác động của ngoại lực. Ngoại lực tác động lên thiết bị tạo ra chấn động làm ảnh hưởng lớn đến độ chính xác của hầu hết các thiết bị đo. Tác động làm kim hiển thị dao động liên tục, thiết bị đo không chỉ chính xác giá trị cần đo. Chấn động liên tục làm xê dịch các cấu trúc bên trong đồng hồ đo áp lực, tần suất dao động khác nhau liên tục cọ xát làm mòn các bánh răng.

Hướng khắc phục: Nên sử dụng Đồng hồ áp suất loại chứa dầu, vì chứa dầu bên trong nên sẽ giúp đồng hồ ổn định hơn khi có rung chấn, giúp chống sốc cho kim đồng hồ.

Áp suất thay đổi đột ngột tác động đến Đồng hồ áp suất

Khi áp suất trong ống thay đổi đột ngột dẫn đến sự tác động đột ngột vào đồng hồ đo áp, làm bánh răng quay liên tục, kim chỉ thị không thể chỉ chính xác. Việc tăng giảm áp suất đột ngột tác động lớn đến sự mài mòn của bánh răng.
Hướng khắc phục: Sử dụng đồng hồ đo áp lực có chứa dầu, chống sốc cho kim chỉ thị. Lắp thêm một ống hẹp trước khi áp suất tác động đến đồng hồ, tránh việc tăng áp giảm áp đột ngột.

Sự tác động của nhiệt độ đến Đồng hồ đo áp suất

Trong những môi trường làm việc khắc nghiệt, nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao sẽ có tác động xấu đến Đồng hồ đo áp suất. Khi bị tác động nhiệt, các bộ phận của đồng hồ sẽ co dãn theo nhiệt độ dẫn đến việc hoạt động sai lệch, đặc biệt các vị trí như lò xo, bánh răng... Phần cấu tạo bên ngoài của đồng hồ đo cũng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt, làm hở các mối nối kim loại, sai lệch cấu tạo đồng hồ. Tất cả điều đó dẫn đến việc đồng hồ đo áp suất bị sai số, trở thành đồ bỏ đi.
Hướng khắc phục: Cần lắp đặt ống tản nhiệt đi kèm với đồng hồ đo áp suất, mỗi loại đồng hồ sẽ có một loại ống tản nhiệt riêng. Điều này giúp tỏa nhiệt nhanh hơn, đồng hồ sẽ có độ bền sử dụng lâu hơn.

Hơi nước ảnh hưởng đến Đồng hồ đo áp suất

Nhiều môi trường lắp đặt đồng hồ đo áp lực có lượng hơi rất cao, hơi nước, hơi của các chất hóa học... Chính vì vậy, mặc dù được lắp đặt, cấu tạo rất kín nhưng hơi nước vấn có thể lọt vào trong đồng hồ. Việc này có thể làm mờ mặt kính hiển thị áp suất, không thể nhìn thấy kim chỉ số. Những môi trường có hơi nước của các chất hóa học thì có thể len lỏi dễ hơn vào bên trong các bộ phận của đồng hồ báo áp suất gây ăn mòn theo thời gian.

Hướng khắc phục: Lắp đặt thêm ống si phong chặn hơi nước, giảm thiểu tối đa tác động từ hơi nước.

Đồng hồ đo áp suất bị quá áp

Khi có một dòng áp lực lớn hơn dung sai của đồng hồ đo tác động lên thì sẽ gây hỏng đồng hồ ngay lập tức. Còn có thể làm biến dạng đường ống, vỡ Đồng hồ đo áp suất.
Hướng khắc phục: Sử dụng thiết bị quá áp để bảo vệ đồng hồ, hoặc tốt hơn nên sử dụng đồng hồ có dung sai lớn hơn dung sai tiêu chuẩn áp suất cần đo.
Hiện nay Công ty Hakura là đơn vị chuyên cung cấp sản phẩm Đồng hồ đo áp suất nhập khẩu chất lượng cao. Với nhiều mẫu mã như Đồng hồ đo áp suất GB FRANCEĐồng hồ áp HAWK, Đồng hồ đo áp suất WISE... Qúy khách hàng cần tư vấn về thiết bị hoặc có nhu cầu mua đồng hồ đo áp suất xin vui lòng liên hệ Hotline: 0986.746.346 hoặc liên hệ qua Email: Hakura@hakura.vn.
Nguồn: http://hakura.vn/khac-phuc-su-co-khi-su-dung-dong-ho-do-ap-suat/

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2018

Sự cố khi dùng phối hợp bình điều áp và bơm tăng áp

Bình tích áp, bình điều áp hay bình tăng áp là thiết bị thường được dùng với mục đích tích trữ năng lượng, điều hòa hệ thống áp lực. Hiện nay bình tích áp được sử dụng rất phổ biến trong đời sống. Nhất là trong việc cấp nước lên cao tại các khu công nghiệp hay khu chung cư. Tại những khu vực đó việc cấp nước là vô cùng quan trọng, đòi hỏi nguồn cung cấp nước lưu thông phải luôn luôn ổn định.
Chính vì vậy Bình tích áp trở thành 1 thiết bị thiết yếu được sử dụng để lắp đặt chung với máy bơm. Tuy nhiên việc sử dụng bình điều áp cũng không hề đơn giản, bài viết này Hakura xin gửi đến bạn những lưu ý khi sử dụng bình điều áp lắp đặt cho máy bơm.

Nguyên lý hoạt động bơm áp lực


Bơm tăng áp lực nước thường có 3 chế độ hiện hành  Man – Off – Auto.
Chế độ Man: thường được dùng để chạy thử máy bơm .
Chế độ Off : Ngắt máy bơm, khiến bơm ngừng hoạt động .
Chế độ Auto : Kết nối với Phao báo mức hoặc Rơ le áp lực nước để bơm tự hoạt động.
Nguyên lý làm việc: bơm hoạt động khi áp lực xuống thấp từ 1 bar đến 1.5 bar và bơm ngưng hoạt động khi áp lực từ 3 bar đến 5 bar.

Nguyên lý hoạt động của bình điều áp


Quy trình vận hành của Bình tích áp và bơm áp lực như sau:
-     Khi máy bơm chưa chạy ruột bình tích áp hoàn toàn rỗng, phần trên chỉ toàn không khí ở trong bình. Khi bơm chạy thì nước bắt đầu đi vào ruột bình và ruột bình to dần lên, không khí trong bình bị nén lại.
-     Khi cho ngừng bơm tới áp lực tối đa của bình không khí sẽ được nén lại để tắt công tắc áp suất. Khi bơm tắt hẳn nước tích tụ trong ruột bình được sử dụng, không khí trong bình lại được nạp đầy và sẵn sang cho lượt bơm tiếp theo. 

Tác dụng của bình điều áp trong hệ thống Bơm áp


Bình điều áp là cơ cấu điều hòa năng lượng thông qua áp suất và lưu lượng của chất lỏng làm việc bên trong. Chính vì điều này mà nó giúp cho máy bơm không bị khô khi cạn nguồn nước.
 Bình tích áp có tác dụng tích áp lực và bù lại áp lực vào hệ thống đường ống khi áp lực trong đường ống giảm xuống, giúp cho đường ống tránh được việc nổ, vỡ
  • Tăng tuổi thọ cho máy bơm tăng áp
  • Giảm lượng bọt tạo ra bởi máy bơm khi máy bơm hoạt động
  • Bổ sung lưu lượng nước bị thiếu.
  • Ngăn ngừa va chạm thủy lực
  • Bổ sung rò rỉ thất thoát

Lưu ý sử dụng bình điều áp với máy bơm nước

Lưu ý khi dùng bình tích áp và máy bơm nước:
-     Nếu bạn không rõ về lắp đặt bình tích áp thì không nên tự lắp đặt hai thiết bị này với nhau có thể nó sẽ gây ra nhiều thiệt hại không đáng có như cháy nổ, nguy hiểm đến tính mạng con người.
-     Nên có vật liệu đi kèm lắp đặt cùng không thể thiếu đó là: Đồng hồ đo áp, rơ le,…

Sự cố thường gặp khi sử dụng bình điều áp

Tình trạng bình tích áp bị ngập nước: Tình trạng này là do ruột bình chứa quá nhiều nước vượt qua tiêu chuẩn của nhà sản xuất đưa ra. Sự cố này sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu như:
-      Làm giảm tuổi thọ của bình tích áp và máy bơm áp lực.
-      Nước đọng lại trong bình sẽ làm bình bị ăn mòn, nhanh chóng bị hỏng.
-      Bình sẽ nhanh bị rạn, nứt, chất lượng nước trong bình sẽ bị giảm sút

Cách khắc phục sự cố

-       Kiểm tra tạp chất như sắt, mangan có thể bám vào thành ruột bình làm cho ruột bị cứng lại, không còn linh hoạt trong quá trình nạp và xả nước.
-      Nếu trong nguồn nước có nhiều Clo cũng sẽ ảnh hưởng đến ruột bình khiến cho nó giòn làm vỏ cao su của ruột bị chai đi.
-      Cần kiểm tra vị trí lắp bình phải cân bằng, tốt nhất nên đặt trên nền đất mềm hoặc đặt trên bề mặt bằng phẳng và có kệ kê ở dưới.
Một điều nữa để hạn chế tốt nhất và tránh việc thường xuyên gặp sự cố cho hệ thống máy bơm đó chính là chất lượng chiếc bình tăng áp mà quý khách đang sử dụng. Khi sử dụng Bình điều áp kém chất lượng thì cũng nhanh chóng khiến hệ thống bơm bị hỏng và gây ra tình trạng mất an toàn cho người và tài sản. Chúng ta nên thận trọng và lưu tâm khi chọn mua và sử dụng bình tích áp, tránh mua phải hàng giả kém chất lượng.
Hiện nay Công ty TNHH Hakura chúng tôi có cung cấp sản phẩm Bình tích áp đảm bảo chất lượng cao, nhập khẩu nguyên chiếc xuất xứ đầy đủ rõ ràng. Chúng tôi có rất nhiều loại sản phẩm như Bình tích áp Varem đang rất được ưa chuộng trên thị trường, hay Bình tích áp PentaxBình tích áp Aqusystem... Qúy khách có nhu cầu mua Bình tích áp hoặc cần tư vấn xin liên hệ Hotline: 0986.746.346 hoặc liên hện qua địa chỉ Email: hakura@hakura.vn
NGUỒN: http://hakura.vn/binh-tich-ap-trong-he-thong-bom-luu-y-can-nam-ro/

Thứ Hai, 18 tháng 6, 2018

Bạn đã biết hết tất cả các loại phao báo mức ???

Phao báo mức hay báo mức, báo mức nước, phao đo mức nước, cảm biến mức nước... đều là thiết bị chuyên dụng được dùng để cảnh báo, phát hiện mức chất lỏng đạt đến mức quy định. Thông thường Phao báo mức được sử dụng trong bể để đo lượng chất lỏng tăng lên hay giảm đi và báo lại cho người sử dụng.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại phao báo mức khác nhau, tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà người dùng sử dụng loại báo mức cho phù hợp. Lắp đặt và sử dụng loại Báo mức nào còn tùy thuộc vào môi trường sử dụng, vị trí lắp đặt, nhiệt độ môi trường sử dụng.

Ứng dụng chung của các dạng phao báo mức

Chuyên dùng để đo lường và cảnh báo mức nước hoặc chất lỏng tại những nơi cần kiểm soát theo ý người sử dụng.

Báo mức dạng phao tuyến tính

Dạng phao này dùng tín hiệu truyền dẫn Analog 4 – 20mA để thông báo mức nước. Thường được sản xuất từ Nhựa PVC, PP và từ Inox, chính vì vậy mà chúng được sử dụng ở nhiều điều kiên môi trường khác nhau, nhất là những không gian nhỏ hẹp.

Phao báo mức dạng cảm biến siêu âm

Loại báo mức kiểu này không cần tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng, hoạt động dựa trên cảm biến dạng sóng siêu âm và khoảng cách từ mặt chất lỏng đến thiết bị. Khi đạt đến khoảng cách được cài đặt thì thiết bị sẽ phát ra tín hiệu Analog để kiểm soát mức nước. Khoảng cách có sẵn trên thiết bị như 50~400mm, 100~900mm, 200~2200mm, 250~3500mm, 350~6000mm. Hoặc người sử dụng có thể thay đổi tùy theo ý muốn.
Thiết bị loại này thường được sử dụng ở những bể chứa có diệng tích lớn vì chúng hoạt động chính xác và ổn định. Khuyến cáo không nên sử dụng ở bể nhỏ vì thành bể nhỏ nên dễ nằm trong phạm vi sóng siêu âm gây nhiễu sóng và sai lệch kết quả.

Phao báo mức nước dạng cảm biến quang

Thương được sử dụng trong những môi trường khác nhau như môi trường dầu, chất cồn, nước .... Báo mức dạng quang hoạt động dựa trên cơ chế khúc xạ ánh sáng quang. Khi mức nước tiếp xúc với Báo mức dạng này thì ngay lập tức Báo mức dạng quang sẽ phát ra tin hệu dưới dạng NPN/PNP/NO/NC.

Báo mức dạng phao nhựa, inox

Phao báo mức dạng này được sử dụng rất phổ biến, thường được sản xuất từ nhựa cao cấp và inox 304, 316 chất liệu đảm bảo an toàn chất lượng. Tín hiệu truyền dẫn của Báo mức loại này ở dạng khá đơn giản là ON/OFF.

Phao báo mức ở dạng que điện cực

Báo mức dạng này gồm có nhiều mức cảnh báo khác nhau 3 mức hoặc 5 mức. Cũng tùy theo mức báo mỗi loại mà que điện cực lại thiết kế với độ dài khác nhau có thể dài 1 mét hoặc hơn và được chế tạo từ Inox.
Báo mức này sử dụng que cắm vào trong bể nước, chủ yếu dùng để bật nước chảy vào hoặc bơm nước ra. Với báo mức loại 5 mức báo thì còn có thể cảnh báo nước quá cao hoặc nước xuống quá thấp.
Báo mức que điện cực hoạt động theo cơ chế so sánh chênh lệch điên trở giữa các que có và không có điện áp. Thường được sử dụng trong môi trường chống cháy nổ hoặc có nhiệt độ cao.
Hiện nay Công ty Hakura chuyên cung cấp tất cả các loại Phao báo mức khác nhau, đáp ứng mọi nhu cầu của quý khách hàng, lắp đặt cho mọi loại công trình. Qúy khách hàng quan tâm sản phẩm Phao báo mức nước xin liên hệ Hotline:0986.746.346 hoặc gửi thông tin qua Email: hakura@hakura.vn.
NGUỒN: http://hakura.vn/cac-loai-phao-bao-muc-de-ban-lua-chon/

Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2018

Mách bạn cách lựa chọn khớp nối mềm đúng chuẩn chất lượng

Khớp nối nềm (flexible flange) là sản phẩm có đệm, vòng cao su được sử dụng để ghép nối giữa 2 đường ống nước, có thể co dãn trong 1 giới hạn nhất định. Khớp nối có khả năng lựa theo sai lệch của đường ống để đàn hồi và bù sai lệch ảnh hưởng xấu đến đường ống.
Hiện nay Khớp nối mềm được sử dụng rất rộng rãi, chủ yếu tại các khu công nghiệp, khu dân cư...Để đảm bảo sự ổn định và an toàn cho đường ống trước những chấn động, tác động từ môi trường. Nhưng lựa chọn Khớp nối mềm loại nào cho hợp lý thì không phải ai cũng biết, bài viết này Công ty Hakura sẽ giúp quý khách có sự lựa chọn sao cho hiệu quả nhất.

Ứng dụng chung của Khớp nối mềm


Bất kể nơi đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp khớp nối được sử dụng, có thể trong bất cứ ngành nghề nào.
  • Sử dụng trong đường ống công nghiệp, chống rung, tiết kiệm thời gian lắp đặt, bảo trì.
  • Lắp đặt trong đường ống bơm áp lực cao
  • Sử dụng trong công nghiệp hàng hải.
  • Hệ thống PCCC
  • Dùng trong công nghiệp sản xuất và sử lý hóa chất, nước thải...
  • Hệ thống lò hơi áp suất cao
  • Và rất nhiều ngành công nghiệp khác...

Phân loại khớp nối mềm

 Hiện nay trên thị trường có rất nhiều  loại Khớp nối khác nhau, chất lượng cũng khác nhau. Để chọn đúng loại mà mình cần dùng, quý khách hàng chỉ cần hiểu một chút về từng loại sản phẩm. Qua đó sẽ chọn lựa dễ dàng hơn cho mục đích mà mình sử dụng, để đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Phân loại theo kiểu lắp

Kiểu phân loại này dựa trên cách lắp đặt của Khớp nối mềm với đường ống nước.

Phân loại theo chất liệu của khớp nối

Khớp nối mềm bằng Gang

Cấu tạo khớp nối Gang:

  • Thân của khớp nối BE được đúc tổng hợp từ nguyên liệu gang pha thép.
  • Bulong vít được làm từ Inox chất lượng cao, tăng khả năng chịu lực, gia cố chắc chắn hơn chống ăn mòn, han gỉ, bền đẹp với thời gian...
  • Zoăng cao su gồm Zoăng hình côn được lắp ở mặt trong Khớp nối, có dạng răng giúp tăng tiếp xúc với ống. Zoăng mặt bích ở bên ngoài giúp cầm nắm dễ hơn.
Ứng dụng khớp EE, BE
  • Khớp nối mềm giúp tốc độ thi công đạt bước tiến mới, hiệu quả, an toàn trong quá trình hoạt động của hệ thống, vì sử dụng hỗn hợp nhiều chất khác nhau nên rất an toàn.
  • Dễ dàng trong công tác duy trì, bảo dưỡng hệ thống đường ống, giảm chi phí và tiết kiệm thời gian.
  • Khới nối loại này phù hợp với nhiều tiêu chuẩn, nhiều loại đường ống khác nhau và cho phép dung sai lớn trong những trường hợp có tác động nội ngoại lực.
  • Có thể chịu được áp lực lớn, áp lực lên đến 20kg – 30kg

Khớp nối bằng Inox

Cấu tạo khớp nối:

Khớp nối mềm inox được làm hoàn toàn từ Inox hay còn gọi là thép không gỉ 304, 309, gồm zoăng cao su, Bulong cố định và khớp nối....
Ứng dụng khớp nối inox
Khớp nối mềm inox  thường cho các hệ thống bơm áp và đường ống. Khớp nối inox sẽ có tác dụng trong việc giảm độ rung, tiết kiệm thời gian lắp đặt, bảo trì cũng như tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả và tối ưu.
Khớp nối mềm inox có thể chịu áp lực lớn, góp phần vào việc bù sai lệch, làm giảm các lực tác động lên đường ống. Điều này sẽ góp phần đảm bảo sự an toàn cho đường ống trong giai đoạn hoạt động.
Thiết bị mẫu này còn được dùng nhiều trong các hệ thống nhà máy xử lý nước, hóa chất, hàng hải, hệ thống thoát nước…

Khớp nối Cao su

Cấu tạo khớp cao su

  • Khớp nối mềm cao su gồm ba lớp, lớp giữ bằng Nylon lớp trong và ngoài đều bằng cao su EPDM.
  • Thân : Cao su tổng hợp CR kháng thời tiết, NBR chịu dầu, EPDM dùng cho nước.
  • Lớp gia cường : Nylon.
  • Đệm: Hard steel wire.
  • Mặt bích : Thép mềm mạ kẽm.
  • Áp suất : 16 Bar.
  • Nhiệt đô làm việc: -10 đến 80°C.
  • Áp chân không : 700 MM/HG.
Ứng dụng khớp nối mềm cao su
Đảm bảo cho hệ thống đường ống tại đơn vị sản xuất, khu công nghiệp, các chung cư cao tầng,…luôn chịu được những áp lực lớn của nước và chịu được sự thay đổi của nhiệt độ đột ngột
Giảm thiểu được những tiếng ồn, sự chấn động, sự rung lắc của hệ thống đường ống trong quá trình vận hành.
Khớp nối ống cao su được sử dụng chủ yếu trong hoạt động lắp đặt hệ thống máy bơm.
Dùng để lắp đặt ở các vị trí quan trọng trong hệ thống ống dẫn nước, các vị trí mày mà có mức độ chuyển động cao và hay gây ra những áp lực lớn cho hệ thống. 
Khớp nối giãn nở cao su sẽ giúp bù trừ sai lệch cho những chuyển động và áp lực gây ra, ngoài ra giúp tăng sự linh hoạt và tạo sự tiện lợi cho hệ thống đường ống tại các đơn vị, bảo đảm sự an toàn tuyệt đối, giúp hệ thống vận hành một cách hiệu quả nhất.
Khớp nối cao su chống rung sử dụng nhiều trong các ngành xử lý nước thải, ngành hóa chất,…và nhiều các hệ thống đường ống công nghiệp khác.

Lựa chọn khớp nối mềm chuẩn, tối ưu khi sử dụng

Cần nắm rõ các thông số kỹ thuật

Khách hàng khi mua khớp nối mềm nên nắm rõ các thông số về kỹ thuật như:
  • Đường kính hay kích cỡ của khớp nối?
  • Áp lực tại điểm nối là bao nhiêu?
  • Chiều dài khớp nối là bao nhiêu?
  • Kết nối mặt bích chất liệu thép hay inox, cao su
  • Tiêu chuẩn mặt bích là tiêu chuẩn gì
  • Kiểu kết nối ren nào: ren trong, ren ngoài hay ren côn
  • Kích thước ren bao nhiêu?
  • Đầu ren bằng thép hay inox?
  • Chiều dài khớp nối là bao nhiêu
  • Môi trường sử dụng Khớp nối là môi trường gì, nước, khí, xăng dầu...
Nắm rõ những vấn đề trên giúp khách hàng mua được khớp nối đảm bảo sự phù hợp nhất cho việc sử dụng, như vậy mới có thể mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

Không nên tìm mua Khớp nối mềm với giá rẻ

Nhiều quý khách hàng tìm và thích mua sản phẩm với giá rẻ, thấp hơn giá thị trường rất nhiều lần. Đa số những sản phẩm giá rẻ đó là hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất sứ, tem mác sản xuất. Điều này dẫn đến chất lượng sản phẩm không được tốt không đảm bảo quy chuẩn thiết bị, gây mất an toàn trong quá trình sử dụng sản phẩm. Điều này cực kỳ nguy hiểm dẫn đến tiền mất tật mang, quý khách hàng nên chú ý.

Nên mua khớp nối mềm tại cơ sở uy tín, chất lượng


Khách hàng không nên xem nhẹ việc chọn cơ sở cung cấp khớp nối mềm, cơ sở uy tín sẽ cung cấp những sản phẩm chất lượng tốt. Tốt nhất khách hàng nên sử dụng Khớp nối mềm nhập khẩu từ nước ngoài, để đảm bảo quy chuẩn và chất lượng, an toàn khi sử dụng.
Nhiều trường hợp Khớp nối nhập khẩu không có sẵn kích thước theo yêu cầu của khách hàng, khách hàng cũng có thể chọn những cơ sở phân phối uy tín để đặt hàng gia công theo ý muốn.
Hiện nay Hakura là đơn vị chuyên cung cấp tất cả các loại Khớp nối nhập khẩu chất lượng cao, giá thành hợp lý. Đặc biệt chúng tôi nhận gia công Khớp nối Inox theo nhu cầu của quý khách hàng. Qúy khách hàng cần tư vấn hoặc mua sản phẩm xin liên hệ Hotline: 0986.746.346 để được tư vấn trực tiếp và miễn phí.
Nguồn: http://hakura.vn/lam-the-nao-de-lua-chon-khop-noi-mem-lap-dat-cho-duong-ong/

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2018

Đồng hồ nhiệt độ cấu tạo và ứng dụng quan trọng trong công nghiệp

Nhiệt kế hay còn gọi là Đồng hồ nhiệt độ, là thiết bị chuyên dụng dùng để đo nhiệt độ. Đồng hồ đo nhiệt độ thường được sử dụng trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp dùng để giám sát và thông báo nhiệt lượng của các thiết bị trong nhà máy, nhằm đảm bảo an toàn cho các thiết bị đó.
Nhiệt kế có tác dụng vô cùng quan trọng trong sản xuất tại các nhà máy, đảm bảo an toàn cho người lao động cũng như máy móc thiết bị. Vì vậy việc hiểu rõ về cấu tạo của thiết bị là vô cùng quan trọng, hãy cùng Công ty TNHH Hakura tìm hiểu về Cấu tạo của đồng hồ đo nhiệt độ.

Nhiệt kế dạng chân sau

Nhiệt kế dạng chân sau gồm những bộ phận chính sau:


  • Bimetal: miếng lưỡng kim
  • Ống bảo vệ cảm biến
  • Socket: bộ phận kết nối đồng hồ với vị trí cần đo nhiệt độ
  • Movement: Bộ truyền động
  • Dial: Mặt hiển thị
  • Pointer: Kim đồng hồ
  • Case: Vỏ đồng hồ
  • Window: Kính quan sát

Nguyên lý làm việc của Nhiệt kế dạng chân sau

Khi đầu cảm biến của thiết bị gặp nhiệt độ nóng, tấm kim loại sẽ giãn ra và xoắn lại. Thông qua bộ truyền động làm cho kim đồng hồ xoay,  qua mặt hiển thị giúp người vận hành biết được nhiệt độ tại thời điểm đó là bao nhiêu.
Tùy theo thang đo nhiệt độ của đồng hồ mà chiều dài của miếng kim loại có sự khác nhau.
Do miếng kim loại là bộ phận cảm biến chính, chiều dài chỉ chiếm 1 phần của đầu dò nhiệt độ, do đó, khi lắp đặt đầu dò nhiệt độ cần để phần chiều dài này tiếp xúc với lưu chất cần đo để phép đo được chính xác hơn.

Nhiệt kế dạng chân đứng


Nguyên lý làm việc của nhiệt kế dạng chân đứng tương tự với Đồng hồ đo nhiệt dạng chân sau. Về cơ bản chỉ có thiết kế mẫu mã của 2 mẫu thiết bị là khác nhau, phù hợp với vị trí lắp đặt của từng loại.

Nhiệt kế dạng dây

Nhiệt kế dạng dây gồm những bộ phận chính sau:


  • Đầu cảm biến
  • Ống mao dẫn
  • Ống bourdon
  • Bộ truyền động
  • Mặt hiển thị
  • Kim đồng hồ
  • Vỏ
  •  Kính quan sát

Nguyên lý hoạt động của Nhiệt kế dạng dây

Khi đầu cảm biến gặp nhiệt độ nóng làm cho áp suất khí tăng lên, thông qua ống mao dẫn tác động vào ổng bourdon làm ống này giãn ra. Thông qua bộ phận truyền động làm cho kim đồng hồ quay dựa vào mặt hiên thị giúp người vận hành biết được nhiệt độ tại thời điểm cần đo là bao nhiều. Nhiệt đó càng cao làm cho lực tác động vào ống bourdon càng lớn dẫn đến kim đồng hồ qua càng nhiều thì nhiệt độ hiển thị càng cao.

Ứng dụng của Nhiệt kế

Thiết bị đo nhiệt độ nói chung và đồng hồ đo nhiệt độ nói riêng được ứng dụng ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Phổ biến được sử dụng để điều kiển, kiểm soát, theo dõi, đo nhiệt độ trong các lò nhiệt, máy đúc, công nghiệp sản xuất gỗ, công nghiệp giấy, các ngành hóa chất, chế biến thực phẩm, chế tạo linh kiện điện tử.
Trên đây Hakura gửi đến quý khách Cấu tạo của đồng hồ đo nhiệt độ, những thông tin mà chúng tôi đem đến mong sẽ giúp ích nhiều cho quý khách hàng. Mọi thắc mắc cần tư vấn hoặc quý khách cần mua hàng xin liên hệ Hotline: 0986.746.346. Xin chân thành cảm ơn quý khách!