Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2018

Nỗi lo của người dân về "đồng hồ nước" là có cơ sở

Câu chuyện éo le đau lòng về chiếc đồng hồ nước ấy lại là sự thật, xảy ra ập đến một hộ dân tại TPHCM. Sẽ không có gì đáng nói nếu lượng nước tiêu thụ/tháng của hộ dân đó lên đến 4.369m3, con số lớn khủng khiếp phải bằng cả gần trăm hộ cộng lại. Và càng ngạc nhiên hơn con số 4.369 gấp những 80 lần so với các tháng trước mà gia đình bà T. sử dụng nước chỉ cho mục đích sinh hoạt.
Vậy Đồng hồ nước bị hỏng hay nhân viên cấp nước ghi nhầm? Sự việc đã từng làm xôn xao một thời gian dài tại vùng quê và tốn rất nhiều giấy mực của khắp các mặt báo hồi ấy.

Chúng ta sẽ có câu trả lời ngay trong những thông tin dưới đây.

1. Những ý kiến của các bên về chiếc “đồng hồ nước”:

- Nếu người dân khẳng định đồng hồ nước sạch của gia đình có vấn đề chứ không thể 1 tháng tăng đột biến gấp 80 lần được thì đơn vị cấp nước lại một mực cho rằng đồng hồ đo nước do đơn vị lắp đặt vẫn chạy tốt.
- Đơn vị đo lường chất lượng cũng vào cuộc và đưa ra nhận định rằng đồng hồ đo lưu lượng nước của gia đình bà T. chạy nhanh hơn gấp 3 lần so với kiểm định tiêu chuẩn.

Ai đúng ai sai còn chưa đến hồi kết và vẫn còn gây tranh cãi suốt nhiều tháng liền.

2. Liệu có thể tin một hộ dân sử dụng nước sinh hoạt 150m3/ngày?

Tháng 4 năm ấy, khi nhân viên ghi chốt chỉ số đồng hồ nước của gia đình bà T. thông báo con số 4.369m3 thì bà và gia đình tá hỏa, đứng ngồi không yên vì thực sự rất sốc, bà đang chờ nghe số 50 hoặc cùng lắm 60m3 chứ không phải vài nghìn. Bởi hàng tháng, gia đình bà sử dụng trung bình chỉ chừng 50-55m3 nước, nhà không sản xuất, không làm nghề thủ công lại không phải lò giết mổ thì làm sao có thể tiêu thụ những 150m3 nước/ngày!

Như vậy nếu tính theo đơn giá nước lúc bấy giờ là 8000-9000 VNĐ/m3 thì bạn có tưởng tượng mức chi phí cực khủng gần 40 triệu đồng đóng tiền nước một tháng đang chờ gia đình bà thanh toán. Thật nhiều uẩn khúc, đầy trăn trở và uẫn ức.
Sản phẩm đang được các khách hàng quan tâm nhất tại Hakura: cảm biến áp suất

3. Kẻ mua suy sụp – Người bán liên tục giục thanh toán tiền nước:

Kể từ khi gia đình bà T. nhận được tin sét đánh ấy, ai nấy cũng lo lắng đến mất ăn mất ngủ vì số tiền quá lớn, lớn hơn rất nhiều những gì họ sử dụng. Không một ai hiểu được con số ác mộng đó từ đâu mà ra, lượng nước 150m3/ngày chảy qua đồng hồ nước đã đi đâu để giờ để lại nỗi buồn này.
Bà T. cũng không ít lần nghi ngờ, khiếu nại đơn vị cấp nước cho bà rằng Đồng hồ nước sinh hoạt gia đình bà sử dụng bị chạy sai nhưng lại đành ngậm ngùi nhận thông báo của họ rằng sau khi kiểm định thì đồng hồ lưu lượng hoàn toàn bình thường.

“Gia đình tôi chỉ sử dụng nước cho sinh hoạt, tối đa hết 2m3 nước/ngày, cũng không thể có hiện tượng đường ống nước gia đình bị vỡ vì nếu có thì nhà đã lênh láng hoặc nước chảy ra ngoài đường. Còn nếu nói gia đình tôi tuồn nước để bán ra bên ngoài thì cũng hết sức vô lý vì phải sử dụng nhiều thùng phuy lớn, dây bơm vận chuyển. Những hoạt động như vậy sẽ không thể qua mặt được bà con xóm giềng, cơ quan chức năng” Bà T. vừa nói vừa đỏ hoe đôi mắt, khuôn mặt buồn của người phụ nữ đã đứng tuổi.
Trong khi người dân đang như nằm trên đống lửa thì đơn vị cung cấp nước cho gia đình bà lại liên tục có văn bản nhắc nhở, thúc giục gia đình nên thanh toán nước trong 1 lần thì sẽ được giảm 10% hóa đơn nhưng nếu trả chậm trong 24 tháng thì không được chiết khấu phần trăm nào.

4. Có phải do đồng hồ nước chạy nhanh hơn tiêu chuẩn quy định?

Một cán bộ phụ trách cấp nước của đơn vị cấp nước cho gia đình bà T. cho biết công suất trạm cấp nước cho khu dân cư 1.500 hộ nơi bà sinh sống vào khoảng 750m3/ngày. Như vậy với 150m3/ngày thì đã chiếm đến 20% công suất của trạm bơm nước – thực sự rất vô lý. Do đó chỉ có khả năng là đường ống cấp nước cho nhà bà T. bị vỡ, phần lớn lượng nước thoát ra ngoài trong khi đó lượng nước được bà T. sử dụng lại khá nhỏ.

Mặt khác, đồng hồ nước gia đình thường là loại đường kính ống D15mm tức mỗi giờ, lượng nước chảy qua đồng hồ là 1,5m3 và mỗi 24 giờ là 36m3. Nhân lên 1 tháng thì thu được con số lưu lượng max là 1.080m3. Kể cả phòng trường hợp lưu lượng nước cực mạnh chảy qua đồng hồ thì lưu lượng max cũng chỉ có thể tăng được gấp đôi, tức 2.160m3 chứ khó lòng đạt được 4.369m3 như hoàn cảnh gia đình bà T.
Cũng không loại trừ khả năng đồng hồ lưu lượng nước bị nhảy cóc tức thực tế là đo được 1m3 nước nhưng lại hiển thị 100m3 hay 1.000m3. Trường hợp này đã từng xảy ra với hệ thống cung cấp nước của Sawaco.
Lại một trường hợp về sự cố liên quan đến đồng hồ đo lưu lượng, gia đình một hộ dân tại Quận Tân Bình cũng bức xúc khiếu nại con số 7.000m3/tháng mà Công ty cấp nước Tân Hòa thông báo họ phải thanh toán. Tuy nhiên công ty đã linh động, giải quyết thông minh chi tính tiền nước của tháng đột biến đó chỉ bằng số tiền trung bình của 3 tháng trước đó mà không yêu cầu 1 khoản chi phí thêm nào khác.
Có thể bạn đang cần những thông tin về sản phẩm liên quan: ống phụ kiện

5. Giải quyết về sự cố đồng hồ nước thế nào để vừa mua thuận bán?

Bà T. đã đề xuất phương án kiểm chứng lượng nước nhà bà đã sử dụng liệu có cao đến như vậy không bằng cách: xả nước đi qua đồng hồ trong vòng 1 giờ rồi ngắt, sau đó nhân 24 giờ trong ngày và 30 ngày/tháng. Như vậy sẽ tính được lượng nước max chảy qua đồng hồ nước có đạt được 4.369m3/tháng như vậy hay không. Bà có thể làm đơn đề nghị để các bên cùng chứng kiến thực hiện.
Nếu kết quả thực nghiệm từ đề xuất của bà T. thấp hơn nhiều so với con số thông báo của đơn vị cấp nước thì hiển nhiên chứng tỏ đồng hồ lưu lượng nước đã chạy nhanh. Từ đó 2 bên thỏa thuận lại tính tiền nước, còn không thì bà T. hoàn toàn có thể kiện ra Tòa nhờ Tòa đứng ra phân xử công bằng.


Qua câu chuyện thực tế trên, chúng ta đều có thể nhận ra rằng chiếc đồng hồ lưu lượng nước của gia đình bà T. đã bị chạy nhanh, gặp trục trặc hoạt động không bình thường. Không rõ là đồng hồ đo lưu lượng nước này đã được kiểm định đúng quy trình chưa, đường ống nước có bị vỡ hay không nhưng nếu chọn mua đồng hồ nước, lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng không đạt chuẩn thì rất dễ xảy ra tranh cãi giữa đơn vị cung cấp nước với người sử dụng nước. Và sẽ không ai dám chắc lại không xảy ra những trường hợp về sự cố với đồng hồ nước tương tự.

Tuy nhiên nắm được cách khắc phục các sự cố về đồng hồ nước cũng là một lợi thế để phòng ngừa đồng hồ đo nước gặp sự cố hỏng hóc hoặc những trường hợp bị bên thứ 3 can thiệp, tác động đến chiếc đồng hồ đo nước chỗ bạn. Chúc các bạn chọn mua được loại đồng hồ nước phù hợp với: nhu cầu sử dụng đồng hồ nước gia đình, đồng hồ nước phòng trọ, đồng hồ nước khu dân cư, đồng hồ nước cho chung cư, đồng hồ nước xí nghiệp, đồng hồ nước đo nước thải, đồng hồ nước công trình xây dựng, …

Nguồn: Thực hư chiếc đồng hồ nước "bị bệnh" đo đến 150 mét khối nước/ngày?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét